Tìm hiểu 8 lý do khiến “khách hàng mãi chưa mua hàng của bạn”

Hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực quảng cáo và tư vấn chiến lược Marketing cho khách hàng, chúng tôi đã hàng ngàn lần nghe qua câu hỏi: “Bài viết quảng cáo của tôi tiếp cận khách hàng rất tốt, rất nhiều khách hàng hỏi, nhưng tại sao họ vẫn chưa mua hàng, tỷ lệ chốt đơn không như mong đợi?” Vậy thì lý do là ở đâu? Bài viết dưới đây Top One sẽ liệt kê ra 8 nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp cho việc: Có khách hàng, nhưng họ chưa mua hàng.

1. Cố bán hàng cho “người lạ”

Hiện nay, quảng cáo đang dần xuất hiện tràn lan ở khắp mọi nơi: khi bạn lướt facebook, khi bạn đọc báo, khi bạn xem phim, khi bạn đang đi ngoài đường, cho đến các cuộc điện thoại rất “vô duyên” cả khi bạn đang làm việc, đang nghỉ ngơi, hoặc đang ngủ. Trước những phiền toái đó rất nhiều người có tâm lý “bị ngán, phản ứng ngược, dị ứng, đào thải,…”, dẫn đến việc nhìn thấy quảng cáo ở đâu họ liền report ngay lặp tức, không cần biết họ nói gì, bán gì.

Vì vậy, thay vì việc cố sức để những người lạ nhìn thấy bài quảng cáo sản phẩm của bạn, bạn có thể dành thời gian cho việc chia sẽ nhiều hơn, điều đó vừa tạo được thiện cảm, vừa 1 phần “nhắc nhẹ” cho họ biết thương hiệu của bạn, bạn đang bán gì, và sẽ có lúc họ sẽ cần đến bạn.

2. Quảng cáo thiếu sự liên quan

Đây là lỗi thường xuyên mắc phải của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, kể cả các digital marketing. Mọi người thường quá quan tâm đến việc làm sao để bán được hàng mà ít dành thời gian cho đầu tư cho chất lượng quảng cáo. Mà một mẫu quảng cáo có chất lượng cao, thì yếu tố liên quan sẽ là quan trọng nhất chính là sự liên quan.

Trước khi nghĩ đến việc bán, bạn hãy là 1 người mua trước đã, đứng trên lập trường của họ để biết họ sẽ là những người như thế nào, họ muốn biết gì, họ quan tâm đến vấn đề gì, và họ cần gì ở sản phẩm của bạn, ở bạn. Để từ đó tập trung vào mô tả sản phẩm 1 cách cụ thể hóa nhất có thể bằng cả ngôn ngữ, lẫn hình ảnh, video, để cho khách hàng có thể nhìn vào và thấy được rõ nét nhất những điều họ cần đều có trong sản phẩm của bạn.

3. Khách hàng chưa tin tưởng vào sản phẩm

Dù mạng xã hội đang là công cụ kiếm ra tiền, nhưng việc bán hàng tràn lan, quảng cáo tràn lan, quảng cáo một nơi, bán hàng một nẻo đã khiến nhiều khách hàng rất hoang mang, không còn dám tin tưởng vào quảng cáo.

Nếu bạn đã đủ tự tin vào sản phẩm của mình sẽ làm hài lòng khách hàng, thì hãy để cho họ cũng cảm nhận giống bạn bằng cách thực tế hóa sản phẩm nhất có thể như: Livestream bán hàng, video thực tế, hình ảnh thực tế,…

 

Review thực tế của sản phẩm

Để cho khách hàng biết được rằng sản phẩm của bạn không chỉ được mọi người công nhận, mà còn có chứng nhận của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền(giấy chứng nhận, cúp, bằng khen,…), và cả những người có địa vị trong xã hội, có tầm ảnh hưởng đến cộng đồng(quan chức, nghệ sĩ, người của công chúng,…)

4. Khách hàng sợ rủi ro

Vấn đề này rất dễ gặp phải ở các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm/ dịch vụ có giá trị cao hoặc liên quan đến sức khỏe, sắc đẹp của người dùng như: thức ăn/uống, thuốc, thực phẩm chức năng, Spa làm đẹp, Thẩm mỹ viện,… điều đó tâm lý rất bình thường đúng không ạ? Khách hàng thường sẽ cảm thấy ít lo lắng hơn khi bỏ 1 số tiền nhỏ để mua 1 món hàng như quần áo, phụ kiện vì nếu nó không bền, không tốt như quảng cáo thì cũng có thể sử dụng được 1 thời gian ngắn, có thiệt hại mấy cũng không đáng kể.

Vậy nên, KHÔNG VỘI BÁN, để khách hàng yên tâm để bỏ tiền ra sử dụng sản phẩm/dịch vụ thì bạn đừng ngại trong việc “bỏ con tép để bắt con tôm”. Bạn có thể tung ra những sản phẩm/ dịch vụ có giá trị thấp hơn thậm chí là miễn phí dùng thử, từ đó bạn sẽ có được 1 data khách hàng khá là dày, chắc chắn đó là đối tượng tiềm năng cho việc chốt sale các sản phẩm có giá trị cao hơn sau này.

Giải pháp này có thể ví von như việc: Bạn bán rẻ hoặc tặng ai đó 1 cách cửa, và họ muốn mở cửa thì phải MUA CHÌA

5. Khách hàng chần chừ, cần có thời gian để tìm hiểu thêm

Nếu bạn là 1 người mua hàng, chắc hẵn trước khi quyết định là có thật sự mua sản phẩm đó hay không, sẽ có lúc bạn mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu thêm về sản phẩm đó như: chất lượng, xuất xứ, cách dùng, có ai mua trước mình chưa, họ dùng cảm nhận như thế nào,…

Vậy là một người bán hàng, muốn chốt sale nhanh chóng tại sao không làm hộ những việc đó cho khách hàng luôn ạ? Thay vì ngồi đợi khách suy nghĩ và tìm hiểu, bạn có thể chủ động cung cấp những thông tin cần thiết đến họ bằng cách đưa ra những bài viết chuyên sâu hơn về sản phẩm, những minh chứng về chất lượng thông qua các chứng nhận(nếu có), các đánh giá, phản hồi từ những khách hàng đã dùng qua sản phẩm/ dịch vụ,…

6. Khách hàng cân nhắc về tài chính hoặc chưa muốn lắm, chưa cần thiết lắm

Khi muốn nhưng mà tài chính không đủ, hoặc có rất nhiều cái cần, nhưng cái này chưa thật sự cần vào lúc này thì chắc hẳn ai ai cũng sẽ cân nhắc lại. Việc cần làm vào lúc này là bạn nên đưa ra những chương trình khuyến mãi có thời hạn như: tặng kèm, giảm giá,… để khách hàng cảm thấy rằng: Trước sau cũng cần, thôi thì mua vào lúc này để được ưu đãi.

7. Không chăm sóc khách hàng cũ

Chúng ta nên biết rằng khách hàng cũ luôn là 1 kênh quảng cáo rất hữu hiệu mà lại không mất chi phí. Vì họ là những người đã từng mua rồi, dùng rồi, nếu sản phẩm tốt thì cơ hội họ quay lại mua tiếp hoặc mua 1 món khách, dùng dịch vụ khác, thậm chí là giới thiệu cả người thân, bạn bè là rất cao.

Khách hàng cũ là nguồn khách tiềm năng nhất, cũng là kênh quảng cáo số 1 giúp bạn có thêm nhiều khách hàng chất lượng

Cho nên không phải khách đặt mua, đã nhận được hàng, hoặc đã sử dụng dịch vụ là xong, còn cần phải có các bước quan tâm, chăm sóc khách hàng và hậu mãi phía sau đó.

8. Vì khách hàng quên

Tôi từng gặp khá nhiều khách hàng, đầu tiên là nhờ chúng ta tư vấn, báo giá, chốt hợp đồng, nhưng sau đó lại đột nhiên im lặng, phải rất lâu sau mới liên hệ lại. họ nói rằng lúc đó họ bận nhiều việc quá nên quên mất. Trường hợp đó rất thường xuyên xảy ra, chứ không phải khách hàng nào cũng hỏi chơi cho vui đâu ạ.

Như vậy, nếu chúng ta cứ ngồi chờ mà không có động thái gì, may mắn sẽ có 1 số khách họ tự nhớ ra và tìm lại chúng ta, hoặc không thì họ có thể quên luôn hoặc đã tìm được nơi khác. Trong trường hợp này ngoài việc chăm sóc khách hàng cách thủ công như gọi điện hoặc inbox nhắc khách, còn 1 cách khả thi hơn đó là Remarketing để bám đuổi lại tất cả những người đã từng tương tác với trang như 1 động thái “nhắc nhẹ”.

Tổng hợp lại tất cả 8 nguyên nhân và giải pháp ở trên, có lẽ các bạn cũng phần nào hình dung ra hành trình thuyết phục khách hàng là không dễ dàng gì và không phải 1 sớm 1 chiều là có thể thành công, thành công hay không là từ những viên gạch đầu tiên chúng ta đặt nền móng cho thương hiệu của mình. Việc đầu tiên và cần thiết nhất các bạn cần làm là hãy tìm nguồn hàng thật tốt, chọn dịch vụ thật tốt để kinh doanh, sau đó hãy nhấc máy gọi cho chúng tôi, con đường còn lại sẽ có chúng tôi đồng hành cùng các bạn, bằng những kinh nghiệm được đút kết của mình, chúng tôi sẽ chia sẽ với các bạn hoàn toàn miễn phí. Chúc các bạn thành công!

Bài viết liên quan :
xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điện thoại
Messenger
Zalo
Facebook
Liên hệ